Hầu hết các thí sinh đều không được chuẩn bị tâm lý kỹ càng cho Part 3 của phần thi Speaking và thường bị thấp điểm hơn mong đợi vì mất tự tin trong lúc thi. Vì thế, bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn 1 số mẹo giúp bạn đạt được điểm số cao nhất trong phần thi này.
Hãy nhớ rằng giám khảo đang muốn thử thách bạn
Ở Part 3, các giám khảo muốn được kiểm tra trình độ ngoại ngữ thực sự của bạn và thử thách bạn ở mức tối đa. Điều quan trọng cần ghi nhớ là họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi không dễ trả lời như bạn mong muốn. Họ thường tăng độ khó của các câu hỏi cho đến khi bạn khó có thể trả lời. Nghe thì có vẻ họ khó tính, nhưng thực chất đó là cách tốt nhất để họ có thể kiểm tra được kiến thức về cấu trúc ngữ pháp và vốn từ vựng của bạn.
Nếu bạn xác định được tinh thần trước rằng điều này sẽ xảy ra, bạn sẽ có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn để tự tin trả lời câu hỏi và dành điểm cao.
Trong Part 1, bạn có thể nhờ giám khảo nhắc lại câu hỏi khi bạn chưa nghe rõ nhưng chỉ vậy thôi, bạn không được quyền hỏi những câu hỏi khác. Trong Part 2, bạn sẽ không được quyền hỏi giám khảo bất kỳ điều gì về đề thi và cũng không được quyền đổi đề.
Tuy nhiên, ở Part 3 sẽ có những từ trong 1 số câu hỏi mà bạn không hiểu. Bạn có thể hỏi giám khảo giải thích nghĩa của từ đó bằng cách dùng từ thay thế, nhưng bạn không được quyền nhờ giám khảo giải thích ý nghĩa của cả câu hỏi.
Bạn cũng có thể hỏi giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn chưa nghe rõ.
Nhưng hãy nhớ là đừng lạm dụng việc này cho mọi câu hỏi. Hãy hỏi khi bạn thực sự cần vì giám khảo cũng chỉ trả lời những câu hỏi được cho phép mà thôi.
Luôn luôn đưa ra câu trả lời
Thường thường sẽ có ít nhất 1 câu hỏi mà bạn không biết nên trả lời thế nào. Đừng lo lắng bởi đây là 1 điều rất bình thường. Điều quan trọng nhất là bạn phải cố gắng thử trả lời. Bạn đã thi nói suốt 15 phút vì thế đừng để 1 câu hỏi làm giảm đi điểm số của bạn. Điều tồi tệ nhất trong hoàn cảnh này là bạn không thử trả lời câu hỏi. Nếu bạn có ý nghĩ đó, bạn sẽ mất điểm trong mắt giám khảo bởi bạn không hề cố gắng hết mình để thể hiện khả nằng của bản thân.
Bạn cũng có thể thừa nhận rằng mình không chắc về câu hỏi và nói: “I’m really not sure about this question, but if I had to answer, I would say…” (Tôi thực sự không chắc chắn về câu hỏi này, nhưng nếu phải trả lời, tôi sẽ …)
Bạn cũng có thể kéo dài thời gian suy nghĩ cho bản thân bằng cách nói “That’s an interesting question, just give me a second to think about that.” (Đó là 1 câu hỏi thú vị, hãy cho tôi chút thời gian để suy nghĩ về nó); hoặc “I’ve never thought about that, to be honest, please give me a moment.” (Thực sư tôi chưa bao giời nghĩ về điều đó, hãy cho tôi 1 chút thời gian suy nghĩ.) Tuy nhiên, đừng làm điều này cho mọi câu hỏi, hãy chỉ áp dụng câu nói này trong trường hợp bạn thực sự cần thời gian để tìm câu trả lời cho câu hỏi.
Hãy nghĩ về cấu trúc mà giám khảo muốn kiểm tra bạn
Giám khảo cần phải biết được rằng bạn có khả năng sử dụng các cấu trúc đa dạng trong tiếng Anh. Đừng quá lo lắng về việc bạn phải nhồi nhét càng nhiều cấu trúc càng tốt vào câu trả lời bởi giám khảo sẽ hỏi các bạn những câu hỏi chuyên để kiểm tra các cấu trúc cụ thể. Hãy tham khảo một số mẫu dưới đây:
– How have mobile phones changed the types of relationships people make?
ðNên trả lời sử dụng các cấu trúc về Opinion/Past/Present
– Some people think that children should not be allowed to use mobiles, do you agree?
ðEvaluating someone’s opinion
– How has mobile phone use changed in the last 10 years?
ðPast to present (Perfect tenses – các thì hoàn thành)
– How will mobile phones change in the future?
ðFuture/Prediction
– If you could add an new feature to a smart phone, what would it be?
ðSử dụng cấu trúc giả định – Hypothetical
Khi bạn xác định được những điều mà giám khảo đang muốn kiểm tra, bạn có thể thể hiện cho họ những gì họ muốn thấy. Điều này cũng giúp cho bạn chuẩn bị được tâm lý tốt hơn cho kì thi, khiến bạn tự tin hơn và từ đó sẽ chinh phục được số điểm mà bạn mong muốn.