Trong quá trình luyện thi IELTS, đặc biệt là phần thi IELTS Writing luôn đòi hỏi người học phải có một lượng kiến thức về từ vựng học thuật một cách phong phú. Nhưng trong kho tàng từ vựng vô vàn và mênh mông đó, làm sao để có thể áp dụng được vào bài viết IELTS Writing của mình một cách khôn khéo nhất để gây ấn tượng với giám khảo. Hãy cùng GLN đi tìm đáp án cho câu hỏi trong bài viết này nhé!
Đầu tiên, bạn đã biết và hiểu về cách chấm điểm bài IELTS Writing hay chưa? Thay vì làm tròn lên, các điểm thành phần của Writing (TA/TR, CC, LR và GRA) sẽ tuân theo quy tắc làm tròn xuống. Ví dụ, một thí sinh khi thi được giám khảo cho điểm phần Task 1 là TA6, CC5, LR6, GRA6 thì điểm Writing của thí sinh này sẽ là 5.5 chứ không phải là 6.0.
Điều đó có thể thấy rằng, nếu như bạn chỉ tập trung vào việc sử dụng một số từ vựng “khó” vào bài viết thì điểm của bạn sẽ chẳng thay đổi so với lúc trước, thậm chí còn thấp hơn. Bởi lẽ, bạn đã hi sinh những điểm số về mặt tư duy, lập luận chỉ để cho giám khảo thấy rằng là bạn có biết đến sự tồn tại của một từ hay một cụm từ nào đó trong tiếng Anh. Giám khảo sẽ hoàn toàn không có chút ấn tượng gì nếu như bạn chỉ đưa ra một từ vựng “khó” vào bài mà nó không thực hiện được một chức năng gì cụ thể, do bạn chỉ mới biết chứ chưa biết cách dùng từ vựng đó. Chính vì thế, khi viết bài IELTS Writing, các bạn cần chú ý đến việc sử dụng 1 từ sao cho chính xác và phù hợp, quan trọng hơn việc cứ thả một từ khó vào bất cứ chỗ nào trong bài.
Lượng từ vựng sử dụng cho bài IELTS Writing luôn được đánh giá là chuyên biệt và đa dạng, tuy nhiên đây cũng là một lợi thế cho các bạn để có thể nắm bắt và hiểu được cách dùng của từ khi bạn cân nhắc đến 2 yếu tố của từ đó là Collocation và Conotation.
Trong Corpus Linguistics, collocation là trường hợp một chuỗi các từ xuất hiện cùng nhau thường xuyên chứ không phải do ngẫu nhiên. Có thể hiểu là, những từ đó luôn luôn phải đi với một từ nhất định để tạo thành nghĩa hoàn chỉnh.
Chúng ta có danh từ mistake có nghĩa là “lỗi”. Khi ai đó mắc lỗi lớn, nghiêm trọng, chúng ta sẽ gọi là big mistake. Mặc dù trong tiếng Anh có từ “large” đồng nghĩa với từ “big” nhưng với native và native – like English speakers rất ít người dùng “large” để đi với “mistake” và do đó cụm “large mistake” nghe sẽ kém tự nhiên hơn “big mistake”.
Có thể hiểu “connotation” là ẩn ý của từ, là ý nghĩa liên quan đến thái độ, quan điểm, văn hóa, cảm xúc của người dùng.
Tóm lại, thay vì bạn chỉ chăm chăm vào sử dụng các từ hoặc cụm từ “khó”, hãy đặc biệt chú ý đến 2 yếu tố Collocation và Connotation.
Collocation sẽ là một trong những tiêu chí để giám khảo đánh giá xem khả năng sử dụng từ vựng của thí sinh tốt đến đâu. Giám khảo sẽ kiểm tra tần suất và độ chính xác của các cụm Collocation từ đầu đến cuối bài. Vậy nên, khi học một từ mới thì bạn nhớ học cả các từ đi kèm với các từ mới. Còn connotation cũng là một vấn đề mà các giám khảo vô cùng quan tâm vì nó thể hiện được việc bạn thông minh và hiểu ý nghĩa các từ vựng đến đâu.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các khóa học luyện thi IELTS tại Trung tâm tiếng Anh GLN, hãy liên hệ Trung tâm tư vấn qua số điện thoại 0989 310 113 – 0948 666 358 để được giải đáp cụ thể và miễn phí.
Nguồn: Tham khảo Internet