IELTS là một chặng đường rất dài. Nhiều bạn học IELTS đã rất lâu nhưng kết quả nhận lại lại không được như ý? Điều này rất dễ sinh ra tâm lý chán nản và mất động lực học. Nếu bạn luôn canh cánh những câu hỏi như: Tại sao học hoài không giỏi lên được? Tại sao khi làm bài chúng ta lại quên sạch những kiến thức đã học? Tại sao học nhiều nhưng không ghi nhớ được bao nhiêu? Bài viết dưới đây phần nào sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học nhận ra: khi được yêu cầu ghi nhớ một danh sách từ, những từ đầu tiên (Primacy effect) và những từ cuối cùng/gần nhất (Recency effect) của danh sách sẽ được ghi nhớ tốt hơn những từ ở giữa. Những từ nằm ở đầu danh sách dễ nhớ vì đó là những từ đập vào mắt chúng ta đầu tiên, cũng là lúc não bộ tập trung nhất. Những từ cuối danh sách được ghi nhớ tốt hơn vì chúng mới được cập nhất vào bộ nhớ nên dễ dàng được thuật lại ngay sau đó. Hai hiệu ứng này dẫn đến vấn đề ghi nhớ không toàn diện. Một khi đã ghi nhớ và có ấn tượng với những thông tin đầu tiên và cuối cùng, bộ não chúng ta sẽ phớt lờ những thông tin ở giữa.
Một ví dụ đơn giản, khi bạn nhận được câu hỏi: Ngày hôm qua bạn đã làm gì? Theo phản xạ thông thường, bạn sẽ có xu hướng nhớ rõ ràng hơn những sự kiện xảy ra đầu tiên vào buổi sáng và sự kiện xảy ra cuối cùng vào buổi tối. Tương tự như khi học một danh sách từ vựng, bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ những từ xuất hiện trước tiên và những từ bạn nhìn thấy ở cuối danh sách.
Bạn hoàn toàn có thể giải quyết được hiệu ứng tâm lý này bằng cách xây dựng một chiến lược học tập phù hợp. Những lưu ý dưới đây sẽ là kim chỉ nam để bạn thiết lập lộ trình học tập hoàn hảo cho mình:
Trong phần thi Speaking và Writing Task 2, phần Introduction và Conclusion vô cùng quan trọng và bạn buộc phải làm tốt cả hai nếu như muốn ghi điểm trong mắt giám khảo. Một phần mở đầu lạc đề và dài dòng sẽ khiến giám khảo có ấn tượng không tốt với cả phần còn lại của bài. Tương tự, một phần kết luận sai hay thiếu ý sẽ đem lại cảm giác không hoàn chỉnh và khiến cho những nỗ lực ở phần trước bị giảm hiệu quả đáng kể.
Kiến thức là vô tận. Với khối kiến thức vô cùng lớn mà bạn cần “nạp” để làm tốt bài thi IELTS, sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn tách khối kiến thức đó thành những phần nhỏ để dễ dàng ghi nhớ hơn.
Tương tự với việc chia nhỏ kiến thức, việc chia nhỏ mục tiêu trong IELTS cũng rất quan trọng. Tom Path, tác giả của cuốn sách “Are You Fully Charged” cho biết: “Khả năng hoàn thành công việc của bạn sẽ tăng lên 250% nếu bạn được làm những việc có mục tiêu rõ ràng”. Thay vì chỉ đặt mục tiêu điểm overall 8.0, Hãy đặt mục tiêu và lên kế hoạch học tập cho 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng. Việc chia nhỏ mục tiêu sẽ giúp bạn duy trì được sự kiên nhẫn trong quá trình luyện thi, đồng thời có động lực hơn vì nhìn thấy thành quả rõ rệt sau một thời gian nhất định.
Ví dụ: “Mỗi ngày phải dành ra 1 tiếng ôn từ vựng và 1 đến 2 tiếng để luyện đề, 30p xem chương trình Tedtalks”
Cùng với việc chia nhỏ thông tin, việc đưa ra những kết luận nhỏ sau mỗi đoạn thông tin cũng là bước quan trọng để chúng ta có thể ghi nhớ nhanh và tổng quát hơn. Sau mỗi kiến thức thu nạp được, hãy viết một kết luận hoặc tóm tắt nhỏ cho nó trước khi bước sang học một kiến thức khác.
Vì khoảng đầu và cuối là 2 giai đoạn bạn có thể ghi nhớ tốt nhất, vậy nên trong quá trình học, hãy ưu tiên những phần công việc khó nhất lên đầu hoặc cuối danh sách. Như vậy việc ghi nhớ sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Việc học tiếng Anh sẽ tiến triển nhanh hơn rất nhiều nếu bạn ôn luyện thật nhiều và để tiếng Anh xuất hiện thường xuyên trong đời sống của bạn. Khi “tần suất” gặp càng nhiều, bạn có thể ghi nhớ chúng dễ dàng hơn. Để làm được điều này, bạn cần tìm mọi cách để lồng ghép tiếng Anh vào mọi ngóc ngách đời sống của bạn như: ghi chú những từ vựng mới và dán chúng ở những nơi dễ nhìn thấy,… nghe nhạc, podcast và xem phim với phụ đề, trò chuyện bằng tiếng Anh mỗi ngày với bạn bè, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh,…
Nếu bạn muốn học hiệu quả, hãy học trong nhiều khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như mỗi khoảng 15 phút, sau đó nghỉ một chút. Việc tạo ra các khoảng nghỉ giữa các phần sẽ giúp não bộ thực hành và ghi nhớ kiến thức trước khi chuyển sang các nội dung mới.
Trên đây là bài viết “Primacy and Recency effect – hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tiếng Anh của bạn và cách giải quyết”. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin để chuẩn bị và luyện tập một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra nếu đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ, bạn có thể tham khảo các khóa học tại GLN English Center để có lộ trình học Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé.
Để biết thêm thông tin về các khóa học cũng như chương trình ưu đãi, vui lòng liên hệ hotline tư vấn: 0989 310 113 để được giải đáp cụ thể và miễn phí.