Các con trẻ đa số đều không thích học. Vì vậy, để tạo niềm yêu thích cho trẻ trong học tập theo cách tự nhiên mà không phải do áp lực từ cha mẹ hay giáo viên là điều mà mọi phụ huynh đều quan tâm.
Mọi đứa trẻ đều thích đi chơi các hoạt động giải trí như đi chơi với bạn bè hoặc sử dụng các thiết bị điện tử, chúng có thể làm mọi điều mình thích mà không lo bị đánh giá. Ngược lại, trường học là nơi yêu cầu tính kỷ luật trong trẻ và đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ trẻ để kết quả học tập được tốt. Vì vậy, trẻ cần tự nhận thức được rằng việc học tốt là điều bản thân con muốn. Nếu cha mẹ đặt quá nhiều áp lực về việc học tốt lên vai các con, điều này rất dễ khiến trẻ cảm thấy áp lực kèm theo nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu khác.
Có vô số phương thức hiệu quả giúp khuyến khích trẻ học tập tốt hơn tại trường. Dưới đây là những cách đơn giản giúp trẻ tăng hiệu quả học tập hơn, hầu hết trong số này đều giúp trẻ theo quy củ hơn và nhận thức kết quả thành công sự nỗ lực của bản thân.
Cha mẹ hãy giữ mối quan hệ của mình với con trẻ một cách thật cởi mở, tôn trọng và tích cực. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ bản thân cùng con trẻ luôn cùng một đội và luôn hỗ trợ nhau. Như vậy, bạn sẽ luôn giữ được tầm ảnh hưởng đối với con trẻ, đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ.
Trừng phạt và đe dọa, những cách thức này sẽ không giúp cải thiện mối quan hệ của bạn với con trẻ và cũng không thể giúp con trẻ có ý thức chủ động hơn trong học tập. Những cảm xúc lo lắng, tức giận, lo sợ của các bậc phụ huynh là điều dễ hiểu và bậc làm cha mẹ ai cũng sẽ phải trải qua. Nhưng đẩy tất cả những cảm xúc tiêu cực đó lên con trẻ sẽ không cải thiện tình hình và biến trẻ chỉ trở thành nơi giải tỏa bực tức.
Hãy nhớ rằng, trẻ không cố tình ứng xử một cách tồi tệ để khiến cuộc đời bạn trở nên tồi tệ hơn và luôn tự nhắc bản thân:”Con mình còn nhỏ và cần cố gắng nhiều hơn nữa”
Việc của mọi bậc cha mẹ là giúp con mình học có ý thức trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung quanh.
Một bài học theo chúng ta suốt cuộc đời đó là: “Mọi nỗ lực sẽ được trả công xứng đáng”. Vì vậy cha mẹ hãy bắt đầu luật này với con trẻ bằng các hoạt động đơn giản hàng ngày như: Khi con hoàn thành xong bài tập về nhà sẽ được sang nhà bạn chơi hoặc Khi con học xong sẽ được xem phim mà con thích. Cha mẹ hãy kiên trì áp dụng luật này trong một thời gian dài. Nếu con bạn thường không có thói quen sống quy củ, cách này sẽ dần dần giúp trẻ có thói quen sống lành mạnh hơn.
Nếu con bạn không học hành và điểm số ngày càng giảm sút, cha mẹ hoàn toàn có quyền can thiệp dù con bạn muốn hay không. Quan trọng hơn, đó là cha mẹ chỉ hỗ trợ con cái và không làm hộ con mình.
Lối sống quy củ bao gồm những hoạt động thường ngày như sắp xếp thời gian học, thời gian ngủ,….
Với mỗi hoạt động, bạn đều nên có chút sự nghiêm khắc và quy luật để trẻ tuân theo, tránh để trẻ kì kèo. Ví dụ, như trong thời gian học bài, trẻ sẽ không được sử dụng các thiết bị điện tử hay giảm thời lượng thời gian học.
Nếu trình độ học tập của trẻ không có kết quả tốt, việc cần làm lúc này là các cha mẹ nên bàn cùng giáo viên để tìm ra giải pháp phù hợp cho trẻ.
Đây là công việc yêu cầu sự đồng hành từ cha mẹ lẫn giáo viên. Ví dụ trong các trường hợp cụ thể, tại trường học giáo viên có thể kiểm tra xem con đã làm bài tập đầy đủ hay không và khi ở nhà thì cha mẹ nên kiểm tra con có ôn bài đầy đủ không.
Khi mà trẻ biết quản lý thời gian của bản thân thông qua các việc đơn giản như hoàn thành bài tập, biết cách sắp xếp công việc,… cha mẹ không cần can thiệp nữa mà hãy để trẻ tự chủ động.
Cha mẹ đôi khi cần ngồi cùng con trong thời gian học của trẻ để trẻ tránh bị tránh bị mất tập trung bởi những tác động xung quanh. Hãy để trẻ có một không gian yên tĩnh và tập trung tuyệt đối vào việc học
Cha mẹ hãy luôn nhớ rằng đồng hành và hỗ trợ trẻ trong việc học và tránh nhầm lẫn sang việc “làm hộ” cho trẻ
Hỗ trợ trẻ chia các bài học, việc nhà thành các phần nhỏ một cách hợp lý để trẻ có thể hoàn thành đầy đủ các việc thông qua các hoạt động cụ thể như đánh dấu các công việc trên lịch, bảng trắng…Khi công việc được sắp xếp hợp lý trẻ không còn bị hỗn loạn nữa và có thể từ từ hoàn thành các công việc
Bạn muốn giữ một tinh thần tích cực và là người bạn đồng hành hỗ trợ cho trẻ trong mọi trường hợp. Dù vậy, cha mẹ cần giữ vững các luật lệ cũng như lập trường trong mọi hoạt động của trẻ.
Điều này cũng có nghĩa là trẻ sẽ nhận hậu quả khi không chấp hành theo các quy định mà cha mẹ đặt ra. Mỗi khi trẻ có những phản ứng tiêu cực, hãy xử lý tình huống thật nhẹ nhàng và nhanh chóng hỗ trợ và khuyến khích trẻ.
Mọi bậc phụ huynh nên cân nhắc rằng khi trẻ thiếu động lực học tập, có thể do nỗi lo lắng hoặc xấu hổ của trẻ về các điểm số học tập ở trường hay không. Trẻ sẽ khó có thể giải thích cho cha mẹ điều này khi điểm số là thứ lớn nhất đánh giá năng lực của trẻ.
Những nỗi lo lắng có thể được thể hiện qua thái độ to tiếng, thiếu động lực và vô trách nhiệm. Những cảm xúc này thường được thể hiện qua các hành động thực tế như im lặng, né tránh, thách thức đối với cha mẹ.
Ngược lại, khi trẻ không lo lắng quá nhiều thì đó có thể trở thành động lực trong học tập cho trẻ.
Cha mẹ sẽ thường cảm thấy bực tức và khó chịu khi con mình học kém vì điều đó phản ánh lên phương thức dạy dỗ của bản thân không hiệu quả cho con cái. Từ đó, các bậc phụ huynh thường phản ứng thái quá và đẩy nhiều áp lực lên cho con trẻ. Về bản chất, những hành động này bắt nguồn từ những cảm xúc xấu hổ, thất bại… từ trong chính các bậc làm cha làm mẹ.
Khi các ba mẹ đặt quá nhiều áp lực và công việc lên cho trẻ, các con sẽ càng phản ứng ngược lại nhiều hơn và những cảm xúc tiêu cực sẽ ngày càng lấn lướt.
Vì vậy, hãy kiềm chế cảm xúc và bình tĩnh hướng dẫn con trẻ một cách từ từ và cẩn thận.
Mọi hành động thường ngày của trẻ dễ dàng khiến cha mẹ liên tưởng đến tương lai. Ví dụ như khi trẻ chỉ thích chơi điện tử và đi chơi với bạn bè, các bậc phụ huynh thường nhanh chóng liên tưởng đến việc trẻ sẽ không thành công trong tương lai.
Tìm hiểu thông tin tại: https://gln.edu.vn/khoa-hoc-theo-do-tuoi
GLN Phạm Hùng:
Tầng 12, Tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. GLN Tràng Thi:
Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0948 666 358 – 0946521646