Là các bậc làm cha làm mẹ, các quý vị phụ huynh thường sẽ lo lắng rất nhiều về việc liệu mình đã chuẩn bị cho con trẻ đủ những kỹ năng cần thiết trước khi con bắt đầu bước chân vào lứa tuổi đi học hay chưa?
Và mặc dù việc giáo dục sớm tạo ra một nền tảng vững chắc, chuẩn bị tốt các kỹ năng học tập cho trẻ nhưng chắc chắn quý vị phụ huynh sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thực ra các kỹ năng xã hội mới mang tính hữu dụng, đem đến kết quả tốt hơn nhiều so với việc học tập sớm.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy ngay cả khi kiểm soát được yếu tố nhân khẩu học của gia đình và việc cho trẻ học sớm thì các kỹ năng xã hội mà trẻ đã được hình thành và biểu hiện ở trường mẫu giáo lại có sự tương đồng sâu sắc với cách cư xử đúng mực khi chúng 25 tuổi.
Không những thế, cho dù trẻ biểu hiện khả năng nhanh nhạy hoặc cha mẹ cho chúng học ở những ngôi trường đắt đỏ thì những từ độ tuổi mẫu giáo đã thể hiện được năng lực xã hội sẽ có nhiều khả năng tốt nghiệp trung học, vào đại học, kiếm việc làm với mức lương cao hơn so với những người có trình độ thấp hơn về năng lực xã hội.
Vì vậy, trong khi nhiều phụ huynh và trường học cho rằng phải giảm bớt thời gian vui chơi và giao tiếp xã hội để có thêm thời gian tập trung vào những thứ gọi là “kỹ năng cứng”, thì thực sự “kỹ năng mềm” mới là thứ được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công lâu dài của trẻ.
Dưới đây là 5 kĩ năng xã hội quan trọng mà các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ:
“Vui chơi” là một chất xúc tác mạnh mẽ để trẻ phát triển trong những năm đầu ở nhà trẻ. Bằng cách chơi với các bạn đồng trang lứa, trẻ sẽ học được cách thương lượng, giải quyết vấn đề, chia sẻ và thử nghiệm. Bạn có thể giúp con bạn hình thành và phát triển những kỹ năng này bằng cách dành thời gian cho con chơi với những cô bé cậu bé khác.
Trong khi lớp học khiêu vũ, luyện tập bóng đá,… có thể có giá trị riêng thì trẻ em vẫn cần nhiều thời gian để tham gia các hoạt động cùng với những bạn bè đồng trang lứa, nơi chúng có thể được giám sát bởi những người lớn xung quanh.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng cần hình thành cho trẻ. Và nếu như cha mẹ giỏi giải quyết vấn đề vì họ có nhiều trải nghiệm thì các con của chúng ta cũng cần được làm những điều này.
Vì vậy, lần tới khi con bạn gặp vấn đề, hãy mời chúng tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề đó. Đầu tiên hãy yêu cầu con bạn mô tả những gì đang xảy ra, hướng dẫn con thử động não và đưa ra hướng giải quyết vấn đề sao cho hợp lý. Bạn vẫn sẽ là một người đồng hành cùng con, hỗ trợ con trong suốt quá trình, nhưng thay vì tự mình đưa ra giải pháp và áp đặt lên con, hãy để con bạn làm chủ vấn đề, đặt câu hỏi và tự quyết định.
Dạy một đứa trẻ trở thành người có khả năng giải quyết vấn đề cũng có nghĩa là dạy cho chúng cách thất bại và thử lại, đó là một “kỹ năng mềm” quan trọng khác. Khi chúng ta hỏi con giải pháp nghĩa là chúng ta đang cho các con cơ hội để đánh giá, trải nghiệm và cải thiện khi cần thiết. Chúng ta đồng thời cũng sẽ dạy các con rằng những sai lầm giúp chúng học hỏi và luôn tiến về phía trước.
Trẻ em nhận thức được cảm xúc xung quanh sẽ có khả năng hòa hợp tốt hơn với những người khác. Bạn có thể bồi dưỡng kỹ năng này bằng cách dạy trẻ chú ý đến tín hiệu cảm xúc và đặt tên cho những cảm xúc đó – không chỉ trong nhà mà còn có thể lồng ghép những cảm xúc này vào trong câu chuyện thường ngày khi chia sẻ cùng con. Từ quan điểm này, các bé có thể suy nghĩ sâu sắc hơn về cảm xúc ở trên trang sách và sau đó áp dụng sự hiểu biết của chúng vào cuộc sống thực.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử quá nhiều có thể cản trở khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng con bạn có nhiều thời gian chơi và tương tác trực tiếp với người khác, thay vì chỉ chú tâm vào những hình ảnh và những ánh đèn hiển thị trên màn hình.
Để trở nên hữu ích với người khác đòi hỏi trẻ phải biết nhìn xa hơn và nhận ra nhu cầu của người khác. Việc chú ý và khen ngợi con bạn khi nhận thấy những hành động hữu ích của con chính là động lực để khuyến khích con trẻ rèn luyện kỹ năng này.
Tạo cho con bạn những cơ hội đơn giản để giúp đỡ cho bạn những công việc trong gia đình như là cất thực phẩm vào tủ lạnh, chuẩn bị sẵn tã mới cho em bé hoặc giúp anh chị em mặc quần áo và sau đó tỏ ra rằng bạn thấy vô cùng biết ơn với những hành động giúp đỡ của con.
Bên cạnh đó việc chỉ ra những người giúp đỡ xung quanh bạn cho con sẽ giúp con thể hiện lòng biết ơn với họ. Điều này có thể đơn giản như cảm ơn nhân viên thu ngân tại cửa hàng tạp hóa hoặc đối với những cậu bé thích siêu anh hùng, việc đánh đồng các siêu anh hùng với người giúp đỡ sẽ khiến chúng cảm thấy giống như là việc Người Dơi giúp đỡ những công việc đơn giản quanh nhà chúng ta.
Kiểm soát xung là một phần các chức năng điều hành được điều khiển bởi vỏ não trước trán của não bộ. Khu vực này không phát triển hoàn toàn cho đến khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành và một số sự phát triển nhanh xảy ra lại tập trung trong những năm đầu đời của con. Đó là lý do tại sao trẻ em cần cơ hội để thực hành kỹ năng đang được phát triển này.
Chơi giả vờ cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng những kỹ năng này. Bằng cách đảm nhận một nhân vật mới và một cốt truyện giàu trí tưởng tượng, trẻ em sẽ cần phải lên kế hoạch trước khi hành động, thay phiên nhau và đưa ra các quy tắc để tuân theo. Chúng cũng thực hành suy nghĩ bên ngoài quan điểm riêng của chúng và hành động như những gì chúng nghĩ người khác sẽ làm, thay vì chỉ đơn giản là làm theo sự thúc đẩy.
Xã hội phát triển nhanh chóng có thể mang đến cho bạn ấn tượng rằng con bạn cần học nhiều kỹ năng học tập hơn và sớm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng xã hội “mềm” mà chúng có được trong thời thơ ấu, thông qua các quá trình chơi và tương tác chậm, đơn giản, gắn kết với gia đình và chú ý đến thế giới xung quanh sẽ có ích cho chúng tốt hơn và lâu hơn.
Trải nghiệm những lớp học Tiếng Anh vô cùng thú vị và bổ ích tại trung tâm Anh ngữ GLN!
———————————————————————————————————–
Tìm hiểu thông tin tại: https://gln.edu.vn/khoa-hoc-theo-do-tuoi
GLN Phạm Hùng:
Tầng 12, Tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. GLN Tràng Thi:
Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0948 666 358 – 0946521646