Để xây dựng một nhân cách tốt cho trẻ là công việc cần có quá trình. Bên cạnh tác động từ môi trường, việc xây dựng con trẻ có ý thức trách nhiệm yêu cầu sự hỗ trợ rất lớn từ phía các bậc phụ huynh
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi cha mẹ không có nhiều thời gian để dạy dỗ con cái và để trẻ phát triển tự do theo cách của chúng . Hãy thử tưởng tượng, con bạn uống sữa xong và tự động đặt chai sữa vào bồn rửa mà không cần nhắc nhở . Tưởng chừng hành động đơn giản nhưng ý thức ấy được xây dựng từ đâu ? Và hơn nữa, trách nhiệm đối với trẻ em không chỉ là hoàn thành nhiệm vụ .
Dựa trên chia sẻ của những bậc cha mẹ toàn thế giới, có 9 cách đơn giản dành cho bố mẹ để dạy cho các con có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống.
Bắt đầu từ sớm
Bạn không thể đột nhiên mong con mình đột nhiên có ý thức trách nhiệm và hy vọng rằng con mình biết cách làm theo.
Hãy thử tưởng tượng rằng con gái cấp 3 của bạn gọi bạn tại nơi làm việc với lời phàn nàn rằng : Con đói . Khi nào mẹ về nhà và làm đồ ăn cho con ?” Bạn trả lời rằng:”Con tự làm bánh sandwich đi”.
Công việc bàn giao trách nhiệm cho trẻ nên được bắt đầu từ sớm và giúp trẻ dần làm quen.
Hãy để con hỗ trợ bạn trong các công việc
Đừng càu nhàu khi bạn phải làm việc nhà một mình . Thay vì có thái độ như vậy, bạn có thể bảo con bạn giúp đỡ mình (ngay cả khi công việc có thể kéo dài hơn khi có sự tham gia của con mình). Đây là thời gian quan trọng giúp kết nối yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh đó, đây là bước nền tảng giúp trẻ tự xử lí việc dù nhỏ hay lớn trong tương lai.
“Khi con bạn được mời tham gia hoạt động, trẻ sẽ cảm giác bản thân có giá trị” – Tiến sĩ Ruskin chia sẻ. “Con bạn sẽ dần học cách sở hữu căn nhà và cảm thấy có tự hào khi duy trì chất lượng của căn nhà”
Hướng dẫn trẻ từng bước một
Hãy bắt đầu với những công việc hàng ngày của trẻ, để trẻ có thể chứng minh rằng chúng có thể tự mình hoàn thành các nhiệm vụ nhỏ. Nếu con bạn muốn ăn một bữa ăn nhẹ, hãy chỉ con bạn chỗ để đồ ăn và cách tự chuẩn bị. Hay khi con gái bạn hay có thói quen vứt đồ bừa bộn quanh phòng, hãy hướng dẫn chỗ cất đồ trong phòng.
Hãy chọn những công việc phù hợp với mỗi lứa tuổi và có thể sử dụng từ “trách nhiệm” khi thông báo cho con bạn về các nhiệm vụ mà mong đợi con mình hoàn thành.
Trách nhiệm kiểu mẫu
Hãy nói với trẻ về các trách nhiệm và công việc! Đơn giản như khi kết thúc bữa ăn, “ bây giờ chúng ta sau khi ăn sẽ đặt bát đũa vào bồn rửa bát”. Sử dụng lặp đi lặp lại cụm từ “chúng tôi” để cho thấy bạn có thể dễ dàng giải quyết vấn đề. Hãy để các thành viên khác nhanh chóng làm quen với thói quen này. Bạn sẽ bất ngờ khi những hành động này nhanh chóng trở thành thói quen của trẻ.
Khen ngợi con bạn
Trẻ em thích giúp đỡ và mong muốn được giúp đỡ mọi người. Đối với con trẻ, công việc nhà không được coi là công việc. Hãy giữ ý thức ấy của trẻ bằng cách khen ngợi trẻ cho các hành động của trẻ.
Trẻ em sẽ phát triển ý thức chủ động cho bất kì hành động lặp đi lặp lại. Và với cách kết nối với con trẻ này sẽ giúp các con có ý thức chủ động trong các công việc trong hoàn cảnh khác.
Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào con bạn
Khi bạn yêu cầu một đứa trẻ 5 tuổi phải tự biết chuẩn bị đồ, có thể trẻ làm vẫn còn thiếu sót. Đừng trách mắng trẻ khi chúng không làm đúng. Hãy ghi nhận công sức của trẻ. Nếu lần tiếp theo trẻ làm, hãy hướng dẫn trẻ kĩ hơn và tránh mắc sai lầm cho trẻ.
Không nên trao phần thưởng cho mọi công việc mà trẻ làm
Bạn không cần phải tặng quà cho trẻ để khiến trẻ có ý thức trách nhiệm. Có thể đối với một số con trẻ, việc tặng quà sẽ hiệu quả ngắn hạn. Nhưng đối với một số trẻ khác, việc khen ngợi là đủ để giúp trẻ phát triển ý thức và cải thiện sự tự tin trong trẻ. Hãy để dành phần thưởng cho những nhiệm vụ khó, hơn là dành cho những công việc nhà bình thường.
Hãy để thói quen của trẻ phát triển theo hệ thống
Thay vì trao quà cho trẻ theo những nhiệm vụ chúng được giao, hãy thiết lập thói quen cho trẻ qua những hoạt động hàng ngày. Ví dụ như mỗi sáng trẻ phải đánh răng, ăn sáng và mặc quần áo trước khi xem TV (hãy để việc xem TV không phải là một phần thưởng, mà là kết quả của những công việc trẻ đã hoàn thành) và trẻ nên hoàn thành công việc dưới bất kì hình thức nào phù hợp với trẻ.
Đối với những đứa trẻ lứa nhỏ hơn, có thể trẻ sẽ không nhận thức được những trách nhiệm của chúng, nhưng hãy để trẻ có phát triển có hệ thống và tạo dựng thói quen tốt cho sau này.
Hãy để trẻ có nhận thức về hậu quả của những việc làm
Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc những đồ vật của trẻ là một hình thức dạy trẻ có ý thức trách nhiệm đối với các hành động của trẻ. Ví dụ, hãy nhắc nhở trẻ phải dọn sạch bàn nếu không ngày mai trẻ sẽ không thể có vật dụng để vẽ vào ngày tiếp theo. Bạn càng làm theo đúng những quy tắc đặt ra, trẻ sẽ nhanh chóng có ý thức trong công việc thay vì than phần và khóc lóc.
Theo chia sẻ của tiến sĩ Barzvi, “ Cha mẹ thường lo lắng việc con cái buồn hay tức giận, nhưng nếu chúng ta luôn làm thay công việc của con mình, trẻ sẽ không bao giờ có ý thức chịu trách nhiệm về công việc của mình khi chúng lớn lên”.
Dạy trẻ có ý thức trách nhiệm không phải là công việc dễ dàng, nhưng là một phần quan trọng trong việc nuôi dậy con trẻ. Công việc này có thể mất nhiều thời gian và cần rất nhiều hành động có hệ thống. Đây là những lời chia sẻ hữu ích giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm, và là nền tảng để trẻ phát triển thành một người trưởng thành có trách nhiệm
Đồng hành cùng con – GLN bên bạn!
Môi trường hiện đại: đến với GLN, cha mẹ có thể yên tâm con bạn sẽ được học tập cùng những giáo viên chuyên nghiệp và cơ sở vật chất chất lượng nhất để đảm bảo chất lượng học cho con
Giáo trình chất lượng: Chương trình học FasTracKids được nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kì. Khi đến với GLN, trẻ không chỉ học kiến thức mà còn được xây dựng tính cách thông qua những bài học.
Hãy kết nối với GLN:
Tham khảo thông tin khóa học tại: https://gln.edu.vn/fastrackids
Địa chỉ:
Tầng 12, Tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Địa chỉ: Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0948 666 358 – 0946521646