Phương pháp giúp trẻ học tập hiệu quả qua 3 thời kỳ phát triển

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, cha mẹ cần chọn phương pháp học phù hợp để phát triển tối đa khả năng. Đặc biệt, sử dụng phương pháp đọc và viết là một cách vô cùng phổ biến nhưng lại đặc biệt hữu dụng để cha mẹ có thể áp dụng.

Theo chia sẻ của các giáo viên, với một lớp học sĩ số luôn duy trì ổn định 20 – 30 bạn nhỏ họ không thể hướng dẫn và hỗ trợ mọi lúc mà các con cần. Khi đó, việc học của trẻ chắc chắn sẽ được cải thiện nếu các con có sự hỗ trợ phù hợp từ những người hiểu con nhất như cha mẹ.

Đối với một môn học đặc thù như Tiếng Anh, việc xây dựng khả năng đọc – viết cho trẻ từ độ tuổi còn nhỏ là vô cùng quan trọng và hiệu quả. Cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các gợi ý dưới đây tại nhà để giúp con thêm tự tin, phản xạ nhanh và cải thiện điểm số theo 3 mốc quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ:

Bước 1: Thời điểm trẻ chưa biết chữ

Mục tiêu ở thời điểm này là giúp trẻ có trải nghiệm tốt về đọc sách và dần có trải nghiệm về mặt chữ cái. Một điểm cần chú trọng tại thời điểm này của trẻ, đó là hãy tạo một sự thoải mái và thích thú khi học tập, từ đó trẻ sẽ có ý thức tự chủ động đọc sách thay vì sự ép buộc từ phía cha mẹ. Ví dụ, cha mẹ có thể đọc những câu truyện trước khi ngủ hay thời gian chơi cho bé…Bên cạnh việc tạo thái độ chủ động trong đọc sách cho trẻ, Tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ của trẻ khi chúng có nhiều thời gian tiếp xúc. Đối với từng kỹ năng, cha mẹ cần chọn phương pháp phù hợp:

Khả năng nói

Phụ huynh hãy dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ và hãy trò chuyện với trẻ như với một người lớn bình thường. Không chỉ để trẻ lắng nghe, hãy khơi gợi trẻ trò chuyện lại.

Khả năng đọc

Sử dụng các trò chơi, đồ chơi để khơi gợi khả năng đọc cho trẻ. Thực hành giúp trẻ cải thiện khả năng liên kết giữa nói và đọc và ghi nhớ cách phát âm của các chữ cái.

Khả năng trực quan

Khả năng nhận diện hình ảnh là một trong kỹ năng quan trọng cho trẻ. Trẻ càng biết nhiều về thế giới xung quanh và các vật trong đó, trẻ sẽ càng phát triển khả năng liên kết giữa chữ cái và vật thể.

Theo chia sẻ của các giáo viên, điểm yếu của các con trong thời điểm này thường là kiến thức nền tảng. Khi trẻ không có nhiều trải nghiệm về thế giới xung quanh, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa của ngôn từ. Vì vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con có thật nhiều trải nghiệm về thế giới xung quanh, ví dụ như đi sở thú, bảo tàng, lễ hội,…Bên cạnh tạo cho trẻ thật nhiều kỉ niệm tốt đẹp cho trẻ, cha mẹ đang xây dựng hệ thống kiến thức cho trẻ.

Bước 2: Thời điểm tiếp xúc ngôn ngữ

Khi ở độ tuổi lớn hơn, cha mẹ có thể tiếp tục duy trì những bước ở trên. Hãy để những bước đó làm nền tảng để duy trì thái độ tích cực trong học cho trẻ. Tuy vậy, cha mẹ nên để trẻ tập trung phát triển vào: phát triển khả năng đọc và nghe, phát âm của từ, khả năng nhận diện về phát âm của từ và mở rộng kiến thức nền tảng thông qua trải nghiệm.

Dù vậy, khi các con tiếp xúc với nền tảng giáo dục ở trường học, cha mẹ cần thay đổi phương pháp giáo dục để khớp với chương trình học tại trường.

Khi trẻ bắt đầu học đọc cha mẹ cũng cần có điều chỉnh phù hợp hơn về phương pháp, với nhiều phần thực hành hơn. Một khi trẻ có nền tảng vững chắc liên kết giữa phát âm và ngữ âm, khả năng giải nghĩa từ của trẻ có thể tự động cải thiện. Cách duy nhất cha mẹ có thể hỗ trợ con cái đó là hãy để trẻ đọc thật nhiều sách.

Phụ huynh nên để hoạt động đọc sách có 2 chiều, để trẻ có thể đọc sách cho cha mẹ để rèn luyện khả năng phát âm của trẻ cũng như đọc sách cho trẻ nghe.

Kỹ năng cần chú ý: Hiểu nghĩa của từ

Một trường hợp chung mà rất nhiều trẻ gặp phải, đó là trẻ có thể phát âm hầu hết các từ nhưng lại không hiểu nghĩa của từ. Việc này làm giảm khả năng đọc viết của trẻ và khiến trẻ dễ dàng bị rối khi gặp câu có cấu trúc phức tạp. Vì vậy cha mẹ cần chắc chắn rằng con trẻ phát triển cân bằng 2 kỹ năng này.

Cha mẹ hãy cho con đọc nhiều loại tạp chí cũng như tài liệu khác nhau để khơi gợi hứng thú cho trẻ cũng như mở rộng vốn từ cho trẻ. Để chắc chắn rằng con hiểu được những gì mình tiếp thu, cha mẹ nên thường xuyên đặt câu hỏi về những gì trẻ đọc, đây là cách vừa thể hiện sự quan tâm của cha mẹ dành cho các con cũng như rèn luyện Tiếng Anh.

Một số cấu trúc câu hỏi phổ biến các phụ huynh thường áp dụng:

  • Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
  • Các nhân vật làm gì trong câu chuyện?
  • Các nhân vật xuất hiện thời điểm nào?
  • Các nhân vật trong chuyện đang ở đâu?
  • Tại sao các nhân vật làm vậy?
  • Làm thế nào các nhân vật làm được?

Bước 3: Thời điểm giữa và cuối quá trình học đọc của trẻ

Khi trẻ được rèn luyện ở trường lẫn ở nhà, yêu cầu về trình độ đọc và viết của trẻ sẽ được nâng cao lên, cũng như việc sử dụng các câu có cấu trúc phức tạp hơn. Tuy vậy, trong trường hợp kỹ năng hiểu của trẻ không được cải thiện, các bước trong quá trình đọc của trẻ như suy luận, phân tích và đánh giá sẽ tốn nhiều thời gian hơn của trẻ.

Giám sát việc học của trẻ

Ở thời điểm bắt đầu năm học của trẻ, phụ huynh có thể hỏi giáo viên các tài liệu trẻ sẽ được học và cùng trẻ luyện tập trước khi vào năm học. Đồng hành cùng trẻ trong học tập không chỉ giúp trẻ có thêm động lực, mà ba mẹ có góc nhìn chi tiết hơn về trình độ học tập của con mình.

Trải nghiệm những lớp học Tiếng Anh vô cùng thú vị và bổ ích tại trung tâm Anh ngữ GLN!

———————————————————————————————————–

Tìm hiểu thông tin tại: https://gln.edu.vn/khoa-hoc-theo-do-tuoi

GLN Phạm Hùng:

Tầng 12, Tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. GLN Tràng Thi:

Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hotline: 0948 666 358 – 0946521646

 

Nhận ngay học bổng
1.000.000 VNĐ khi đăng ký
kiểm tra trình độ






    [recaptcha]

    Call Us