Duy trì thói quen tốt cho trẻ từ khi còn nhỏ là việc làm vô cùng cần thiết để tạo nên nền tảng tính cách cũng như đạo đức tốt khi trẻ lớn lên. Dưới đây là những quy tắc đơn giản để tạo thói quen cho trẻ mà không khiến trẻ cảm thấy gò bó và áp lực:
Tạo sự nhất quán trong các vấn đề với trẻ
Một trong những quy tắc tốt nhất để thiết lập và duy trì thói quen tốt cho trẻ đó chính là kiên định. Ở độ tuổi này, con bạn đang trong quá trình phát triển đồng hồ nhịp độ sinh học cho bản thân, nói theo cách khác là trẻ đang dần tạo thói quen khi nào buồn ngủ, đói hay thức giấc. Và tương tự như một chiếc đồng hồ, con trẻ không thể duy trì bất cứ thói quen nào nếu mẹ liên tục thay đổi kế hoạch trong việc dạy con cái.
Khi trẻ đã lớn, cha mẹ có những hoạt động khác tương tự như cùng ăn trưa với trẻ tại 1 khoảng thời gian nhất định, cùng chơi đùa với trẻ vào buổi chiều, cùng học tập với trẻ vào buổi tối…. duy trì và đồng hành với trẻ theo giờ sinh học hợp lý.
Bên cạnh việc duy trì thói quen trong những năm tháng đầu đời của trẻ, cha mẹ cũng cần nhớ rằng trẻ sẽ luôn có thêm những nhu cầu khác trong quá trình phát triển bản thân. Hãy nhận biết những thay đổi đó và sẵn sàng thích nghi với thói quen của bạn khi cần thiết.
Kiểm soát sự kỳ vọng cho cả cha mẹ và con cái
Một điều nhắc nhở đơn giản đối với mọi bậc phụ huynh: Nếu cha mẹ lười biếng trong việc thực thi các quy tắc, con bạn sẽ có thể phá vỡ những quy tắc mà cha mẹ đặt ra. Khi trẻ trong tầm 5 – 10 tuổi, trẻ sẽ hiểu được những quy tắc mà cha mẹ áp dụng và khi bạn lỏng lẻo trong việc giáo dục trẻ, đây là cơ hội con bạn sẽ nhanh chóng ỷ lại và quay về làm những điều mà trẻ thích. Nói cách khác, đây đồng nghĩa với việc cha mẹ thay đổi những kỳ vọng của con bạn về những gì có thể.
Ví dụ, nếu một đứa trẻ mong đợi rằng chúng sẽ ăn tối khi bố mẹ về nhà, chúng sẽ nhớ khi bố mẹ đi làm về là sắp đến thời điểm cả gia đình ăn tối cùng nhau. Nhưng nếu cha mẹ cho phép trẻ bỏ bữa tối và ăn nhẹ trên giường một vài lần rồi đột nhiên không cho phép trẻ làm điều đó nữa, trẻ sẽ dễ dàng tức giận hoặc ăn vạ.
Cha mẹ vẫn có những lúc cần phải thay đổi linh hoạt vì nếu phụ huynh không bao giờ cho phép những ngoại lệ, cuộc sống đối với trẻ sẽ nhanh chóng trở bí bách và giới hạn cho cả gia đình. Nhưng khi ngoại lệ phát sinh, cha mẹ cần luôn nhớ rằng cần quản lý kỳ vọng của bản thân cha mẹ. Ngược lại các con cũng học cách tạo những phản xã thích ứng phù hợp và cách chấp nhận những điều phụ huynh đặt ra.
Thỏa hiệp
Mỗi người chúng ta đều củng cố và giải thích lại thói quen của bản thân khi chúng ta hướng dẫn các con: Không dậy trước 7 giờ, ăn sáng lúc 8 giờ, ăn trưa vào buổi trưa, chơi yên tĩnh cho đến khi ngủ trưa lúc 1, ăn tối lúc 6 giờ, bình tĩnh chơi lại cho đến khi đi ngủ. Nhưng đôi khi chúng ta gặp phải những trở ngại khác, đó là khi có một số thói quen rất khó cho trẻ để làm theo.
Sự thỏa hiệp giữa cha mẹ và con cái thể hiện ra bằng cách lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của con mình để tạo lối sống phù hợp cho trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu cần thiết của trẻ.
Trải nghiệm những lớp học Tiếng Anh vô cùng thú vị và bổ ích tại trung tâm Anh ngữ GLN!
———————————————————————————————————–
Tìm hiểu thông tin tại: https://gln.edu.vn/khoa-hoc-theo-do-tuoi
GLN Phạm Hùng:
Tầng 12, Tòa nhà Handico, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. GLN Tràng Thi:
Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hotline: 0948 666 358 – 0946521646