Lựa chọn nào cho sinh viên quốc tế ở lại Hà Lan sau khi tốt nghiệp

Bằng tốt nghiệp của Hà Lan mang đến cho bạn khả năng vô tận để xây dựng một tương lai thành công. Cách giảng dạy, hệ thống giáo dục và trải nghiệm của bạn sẽ tạo ra một môi trường tuyệt vời để phát triển các kỹ năng và kiến ​​thức mà bạn không thể có được ở bất kỳ nơi nào khác. Sau khi tốt nghiệp từ một trường đại học Hà Lan, sinh viên quốc tế sẽ đứng trước lựa chọn ở lại Hà Lan hay quay về nước. Nếu chọn ở lại, bạn sẽ có những cơ hội gì? Hãy cùng GLN Du học tìm hiểu nhé.

  • Tiếp tục học lên các bậc học cao hơn

Nếu bạn thực sự thích môi trường học tập ở Hà Lan và muốn có thêm nhiều thời gian để tìm hiểu văn hoá, đất nước và con người Hà Lan, bạn có thể quyết định tiếp tục việc học của mình lên những bậc học cao hơn.

Với lựa chọn này, có một số công việc bạn cần tiến hành bao gồm:

Kiểm tra yêu cầu đầu vào: nếu bạn đã hoàn thành bằng cử nhân, bạn có thể tiếp tục học lên thạc sĩ tại cùng một cơ sở hoặc một cơ sở khác. Hãy liên hệ với trường để nắm rõ những điều kiện đối với chương trình học để đảm bảo bạn đạt yêu cầu theo học.

Gia hạn giấy phép cư trú của bạn: Nếu bạn đã có bằng tốt nghiệp và bạn muốn tiếp tục học và đăng ký một chương trình học khác, bạn cần phải gia hạn giấy phép cư trú.

Trong trường hợp bạn đã học xong chương trình thạc sỹ và muốn tiếp tục với bằng tiến sĩ, bạn sẽ phải nộp đơn xin thay đổi mục đích của giấy phép cư trú. Các vị trí tiến sĩ được phân loại là làm việc ở Hà Lan hơn là nghiên cứu. Trong hầu hết các trường hợp, tổ chức nơi bạn sẽ tiến hành nghiên cứu sẽ thay mặt bạn nộp đơn xin giấy phép cư trú cần thiết.

Nguồn ảnh: dantri.com.vn

Ngoài việc tiếp tục học ở Hà Lan, bạn cũng có thể lựa chọn một quốc gia khác để học lên các bậc học cao hơn. Bằng tốt nghiệp của Hà Lan được đánh giá là cực kỳ chất lượng và sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa vào nhiều trường đại học trên toàn thế giới. 

  • Ở lại Hà Lan làm việc

ệ thống giáo dục Hà Lan không chỉ cung cấp các chương trình học chất lượng tốt. Ở Hà Lan, người ta tin rằng chỉ cung cấp một môi trường học tập tốt thôi là chưa đủ, mà sinh viên cần được cung cấp các công cụ để bắt đầu một sự nghiệp tuyệt vời sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các đơn vị tuyển dụng quốc tế lớn đánh giá cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở giáo dục Hà Lan và có khả năng tuyển dụng cao.

Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại làm việc một năm với tư cách là di dân có tay nghề cao. Theo đó sinh viên tốt nghiệp được phép ở lại làm việc tại Hà Lan hoặc khởi nghiệp kinh doanh mà không cần phải xin giấy phép lao động. Năm làm việc này được gọi là “orientation year” trong tiếng Anh hay “Zoekjaar hoogopgeleiden” trong tiếng Hà Lan.

Vậy năm định hướng là gì?

Năm định hướng được tính từ thời điểm bạn được cấp bằng tốt nghiệp. Bạn có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc năm định hướng tại thời điểm gần kết thúc khóa học ở một trường được công nhận của Hà Lan. Sinh viên đến từ các nước ngoài khu vực châu Âu có thời gian 3 năm kể từ thời điểm nhận bằng tốt nghiệp để được hưởng chính sách này. Việc mở rộng thời gian áp dụng lên đến 3 năm cho phép sinh viên có thể trở về nước hoặc đi du lịch trước khi bắt đầu công việc. Bạn có thể xin làm việc năm định hướng nhiều lần với điều kiện sau khi kết thúc năm định hướng lần đầu bạn phải theo học một khóa lấy bằng kế tiếp.

Nguồn ảnh: Octagon Professional

Một khi bạn được cấp phép ở lại làm việc năm định hướng bạn sẽ không cần phải chứng minh tài chính. Tuy nhiên nếu muốn đưa vợ/chồng sang Hà Lan trong thời gian này bạn phải chứng minh đủ tài chính theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND). Trong năm định hướng bạn không được hưởng dịch vụ an sinh xã hội ở Hà Lan.

Có được phép ở lại Hà Lan sau khi kết thúc năm định hướng?

Khi giấy phép làm việc năm định hướng hết hạn và bạn phải tìm được việc làm, giấy phép này sẽ được chuyển sang hình thức khác như Chương trình Di dân Tay nghề cao. Khi chuyển sang hình thức này, người sử dụng lao động với tư cách là người tài trợ được Sở Di trú và Nhập tịch Hà Lan (IND) công nhận phải xin giấy phép lao động cho bạn. Bạn sẽ được ở lại làm việc và có thể xin định cư với tư cách di dân có tay nghề cao nếu đáp ứng những điều kiện quy định của chính phủ Hà Lan.

  • Giữ liên lạc

Cho dù bạn tiếp tục học tập, tìm kiếm việc làm, trở về nước hay rời đi đến một quốc gia khác, hãy đảm bảo rằng bạn luôn kết nối với các bạn học của mình và với đất nước Hà Lan. Sau quá trình học tập tại Hà Lan, bạn đã xây dựng được một mạng lưới bạn bè và những mối quan hệ mới vững chắc sẽ có giá trị lớn trong suốt cuộc đời của bạn.

Nguồn ảnh: nlalumni.nl

Mạng lưới cựu sinh viên Hà Lan, được hỗ trợ bởi Nuffic, là một mạng lưới quốc tế dành cho Cựu sinh viên Hà Lan, sinh viên quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học và xã hội kinh doanh Hà Lan. Thông qua mạng lưới, bạn có thể kết nối với các cựu sinh viên và sinh viên từ đất nước của bạn, chương trình học của bạn, hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn. Ngoài việc kết nối với các đồng nghiệp, mạng lưới này còn mang đến cho bạn cơ hội tham gia các hoạt động từ mạng lưới cựu sinh viên Hà Lan hiện có ở nước bạn.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những lựa chọn sau khi tốt nghiệp đại học tại Hà Lan. GLN Du học với kinh nghiệm lâu năm trong ngành sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn để lựa chọn các chương trình phù hợp với mức học bổng hấp dẫn.

Dịch từ Hollandisc

GLN Du Học (Phòng Du Học, Trung tâm Anh ngữ GLN)

► Địa chỉ 1: Tầng 8, tòa nhà Coalimex, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

► Địa chỉ 2: Tầng 12, toà nhà Handico, Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

► Hotline: 0963 285 686

► Email:  glnsa@gln.edu.vn

►Facebook: https://www.facebook.com/GLNStudyAbroad  

 

Nhận ngay học bổng
1.000.000 VNĐ khi đăng ký
kiểm tra trình độ





Call Us