Lựa chọn chuyên ngành học cho Đại học có thể khó. Một số sinh viên đã xác định được họ sẽ làm gì từ khi họ 3 tuổi; một số khác thì không chắc, ngay cả khi cơ hội học Đại học đã ngay sát cửa. Cho dù bạn đang học Đại học hoặc bạn mới chỉ vừa đăng ký, dưới đây là một số lời khuyên để tìm ngành xứng đáng với bạn.
Chuyên ngành là ngành chính gồm những môn học mà sinh viên phải học chuyên sâu. Thông thường, giữa 1/3 hoặc 1/2 của khóa học mà bạn học được sẽ là môn chuyên ngành hoặc những môn liên quan đến nó. Một số trường Đại học còn cho bạn tự thiết kế chuyên ngành riêng của mình.
Chuyên ngành phụ là lĩnh vực thứ hai bạn có thể học khi đang theo học chuyên ngành chính của mình. Đây là khóa học có yêu cầu ít khóa học hơn là Chuyên ngành. Chuyên ngành Phụ chỉ yêu cầu cho một số bằng.
Thông thường, trong vòng 4 năm Đại học, bạn không nhất thiết phải lựa chọn chuyên ngành của mình cho đến cuối năm 2 Đại học. Đây sẽ là cơ hội để bạn có thời gian thử một số lớp và để biết xem bạn thích gì, và trang bị những kiến thức cơ bản được tính vào trình độ bằng cấp của bạn. Hãy nhớ rằng, một số ngành nghề và chương trình (ví dụ như ngành Dược) cần sự theo đuổi theo ngành sớm để bạn có thể hoàn thành hết các lớp theo yêu cầu và tốt nghiệp đúng thời hạn.
Điều đầu tiên bạn muốn cân nhắc đấy là chọn chuyên ngành theo những gì mình muốn làm. Đến lúc bạn tốt nghiệp THPT, bạn sẽ có đầy đủ những thông tin hoặc kinh nghiệm từ các lớp học để nhận ra bạn có thể thích/không thích để đáng theo đuổi. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể đi sâu vào vấn đề này:
Liệt kê 10 thứ bạn thích: liệt kê ra những thứ bạn thích làm, cả bên trong lẫn bên ngoài lớp học, là một cách hay để tìm ra những hướng đi mà bạn có thể chọn. Nếu bạn thích Hội họa nhưng bạn cũng hứng thú với Công nghệ, bạn có thể chọn Thiết kế Đồ họa (Graphic Design). Nếu bạn muốn vào ngành Kinh doanh và đi Du lịch, có thể tìm hiểu Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế (International Business).
Lập danh sách Điểm mạnh và Điểm yếu: tìm ra những thế mạnh và thế yếu sẽ giúp bạn đánh giá bản thân mình nên theo chuyên ngành nào. Ví dụ, nếu khả năng diễn ngôn trước công chúng không phải của bạn, bạn nên tránh chuyên ngành dẫn đến các ngành như Người dẫn chương trình hoặc Phát ngôn viên. Bạn cũng có thể chọn điểm yếu và củng cố nó ở Đại học. Nếu bạn muốn cải thiện kĩ năng Diễn ngôn trước Công chúng, hãy chọn lớp nói. Bạn có thể sẽ thích nó!
Sau khi tìm hiểu được bạn thích những gì và cơ hội nghề nghiệp tương lai, đến lúc nghĩ về mục đích và nghề nghiệp tương lai của bạn – nó sẽ dễ dàng hoặc khó khăn gì trong việc tìm việc làm.
Nếu bạn đã có định hướng rõ ràng về mục đích nghề nghiệp của mình, bạn sẽ phải chọn trước chuyên ngành hoặc chương trình học trước, đôi khi là sớm nhất khi bạn đăng kí vào Đại học.
Cũng tốt khi biết rằng bạn sẽ cần Bằng đại học nào cho lĩnh vực mà bạn mong muốn. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về những loại bằng Đại học:
Nguồn tốt nhất về tư vấn Đại học là từ các Cố vấn học đường. Họ đã giúp rất nhiều các sinh viên cũng cùng hoàn cảnh như bạn. Dưới đây là 5 câu hỏi có thể hỏi các Cố vấn:
Bạn cũng có thể nói chuyện với các chuyên gia làm việc trong ngành mà bạn mong muốn. Họ có thể nói chuyện với bạn về việc họ đã làm những gì từ lúc ở Đại học đến bây giờ. Những chuyên gia có thể là phụ huynh của bạn, người giám hộ, thành viên trong gia đình, hoặc những chuyên gia mà bạn hay nói chuyện cùng, hẹn thời gian để nói chuyện với họ. Hãy chuẩn bị những danh sách câu hỏi để hỏi họ.
Hãy đề ra 1 hoặc 2 Chuyên ngành dự phòng. Đây sẽ là những lựa chọn nếu bạn muốn đổi chuyên ngành của mình.
Sẽ không sao nếu bạn vào Đại học mà không lựa chọn chuyên ngành của mình. Bạn sẽ không phải quan tâm chuyên ngành của mình là gì trong suốt quá trình tìm hiểu Chuyên ngành. Đại học sẽ cho bạn cơ hội vào học những lớp mà bạn nghĩ bạn sẽ thích hoặc những lớp mà bạn chưa bao giờ học từ trước đến giờ.
Đi tình nguyện hoặc tìm khóa thực tập. Thực tập hoặc đi tình nguyện là cách tốt nhất để trải nghiệm thực tế chuyên ngành và biết sau này nó sẽ đi về đâu nếu bạn theo đuổi. Bạn sẽ hiểu rõ hơn trải nghiệm công việc thường ngày như thế nào. Nếu bạn có thể, hãy nói chuyện với mọi người ở các phòng ban khác nhau để xem công việc của họ có hứng thú với bạn.
Sự kiện ở các trường Đại học/ đại diện các trường Đại học đến trường. Bạn sẽ được học rất nhiều khi đến các trường Đại học hoặc tham dự các sự kiện ở khuôn viên Đại học. Các trường Đại học sẽ có những sự kiện mà các Đại diện của các khoa sẽ nói chuyện với các sinh viên. Ở đó cũng có những sinh viên mà bạn có thể nói chuyện về trải nghiệm chuyên ngành và lớp học của họ.
Tất nhiên, bạn có thể thay đổi chuyên ngành của mình. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các sinh viên đổi chuyên ngành ít nhất một lần và số nhiều các sinh viên chuyển nhiều lần. bất kể bạn đang ở năm nào, đôi khi chuyên ngành bạn chọn không giống như bạn nghĩ. Nếu bạn muốn đối chuyên ngành, hãy chắc chắn việc học các tín chỉ để tốt nghiệp đúng thời hạn. Hãy gặp các tư vấn viên để chọn chuyên ngành mới và sắp xếp lịch học.
Đây là một quyết định lớn, nhưng bạn hiểu rõ bản thân hơn bất kì ai hết. Hãy nhớ rằng, khi chọn chuyên ngành, điều quan trọng nhất chính là bạn hài lòng và có định hướng rõ ràng về nghề nghiệp và cuộc sống của bạn sau Đại học.
Nguồn: The College Board Blog