Bí quyết giúp bạn hình thành phản xạ tiếng Anh mỗi ngày

Hình thành phản xạ bằng tiếng Anh luôn là vấn đề mà người học ngoại ngữ luôn luôn trăn trở. Việc luyện tập phản xạ tiếng Anh là cách giúp bạn có thể tự tin giao tiếp, sử dụng tiếng Anh một cách trôi chảy và tự nhiên. Trong bài viết này, GLN xin chia sẻ với các bạn những bí quyết giúp bạn có thể tiến gần đến phong cách và giao tiếp như một người bản ngữ thực thụ.

Luyện nói với các bộ phim theo phong cách của bạn 

Đầu tiên, hãy chọn một bộ phim bạn thích, lưu ý là hãy chọn phim có phụ đề để có khởi đầu dễ thở hơn nhé. Sau đó, bạn hãy cố gắng nói theo những gì đoạn phim đang nói, phát âm chuẩn cũng như tạo thói quen nối âm để có thể nói một cách chuẩn và nhanh nhất. Luyện tập dần dần với 3 lần bạn sẽ thấy được khả năng nói theo kịp bộ phim của mình sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Với lần nghe thứ ba trở lên thì bạn nên dừng lại ở những đoạn khó nghe, nghe chưa hiểu hay chưa kịp và luyện tập kỹ hơn ở những đoạn đó đến khi nào nghe được thì thôi.

Luyện suy nghĩ và nói nhẩm bằng tiếng anh mọi lúc

Bạn có thể làm điều này bất cứ lúc nào, hãy cố gắng sử dụng tiếng Anh khi bạn đang suy nghĩ về một ngày của bạn hoặc bất kỳ điều gì đang lướt qua trong đầu bạn. Đã có khi nào bạn tự lẩm bẩm với mình những suy nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh chưa? Điều này sẽ giúp bạn hình thành được tư duy tiếng Anh một cách tuyệt vời, bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn nghĩ bằng tiếng Anh, nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn để nói chuyện bằng tiếng Anh. Đừng ngại sai ngữ pháp, sai từ vựng, miễn là bạn nói được những điều bạn đang nghĩ. Bằng việc luyện tập như vậy, bạn sẽ không còn ngại nói tiếng Anh nữa, việc nói tiếng Anh của bạn cũng sẽ tự nhiên như nói tiếng Việt vậy.

Tưởng tượng ra một đoạn hội thoại và luyện tập một mình

Dù bạn chỉ đang học Anh văn cho người mới bắt đầu hay đã lên trình độ điêu luyện thì đây là một phương pháp giúp bạn phản xạ và hình thành tư duy cực tốt. Hãy tự tìm một chủ nào đó, có thể là chủ đề mà bạn yêu thích để tạo sự dễ dàng cho bạn tưởng tượng. Bắt đầu bằng những đoạn hội thoại ngắn, đơn giản và ít chi tiết nhưng nếu luyện tập nhiều thì bạn sẽ xây dựng được những tình huống phức tạp hơn. Bạn có thể làm điều này bất cứ lúc nào có cơ hội đứng trước gương, khi ấy bạn sẽ có thể quan sát và kiểm soát được khẩu hình miệng khi phát âm, biểu cảm và cả ngôn ngữ cơ thể của mình khi nói chuyện. Bạn nhớ luyện thói quen nói to, chậm, phát âm rõ ràng các từ và ngắt nghỉ đúng cách để dễ dàng tư duy tiếp nhé!

Nói trôi chảy, phát âm chuẩn rồi mới cần đúng ngữ pháp

Đừng ngại khi mình nói sai ngữ pháp. Với ngôn ngữ nói thì người nghe sẽ luôn hiểu nếu bạn nói trôi chảy, phát âm đúng theo trọng âm, âm tiết, diễn đạt đủ ý và sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh. Ngữ pháp không phải là điều tiên quyết để có một cuộc hội thoại thành công vì bạn đã có ngôn ngữ cơ thể bổ trợ, tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin đến người nghe một cách rõ ràng nhất mà không phải rườm rà và lo lắng về ngữ pháp của mình.

Tuy nhiên, với những cấu trúc ngữ pháp mang tính cố định thì bạn vẫn phải chú ý và bồi bổ thêm cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh để tự tin hơn nữa. Bạn cần phải luyện tập – luyện tập thật nhiều để kỹ năng nói kết hợp tất cả yếu tố trở nên nhuần nhuyễn và lưu loát hơn nữa, khi đó việc hình thành phản xạ sẽ luôn thường trực khi bạn bắt đầu giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài trong cuộc sống hàng ngày và cả trong công việc.

Học cụm từ thay vì các từ riêng lẻ

Có khi nào bạn thấy mình học tiếng Anh khá tốt nhưng khi giao tiếp với người bản xứ bạn lại không bắt kịp với cách sử dụng ngôn từ của họ? Nếu câu trả lời là đó thì đó chính là sự khác biệt trong cách sử dụng và giao tiếp tiếng Anh của bạn với những người bản ngữ đó. Người nước ngoài sử dụng rất nhiều các cụm từ và câu collocations khác nhau, ví dụ như khi muốn hỏi thăm ai đó người bản ngữ thường nói “How’re you doing” hoặc “What’s up?” thay vì “How do you feel today?” đơn giản. Để có thể học các cụm từ một cách đơn giản và dễ nhớ thì bạn hãy bắt đầu xem những nội dung hội thoại thực thế, những nội dung mà người bản xứ hay xem, hay đọc như TV Show, các tờ báo hoặc truyện tranh. Sau đó, các bạn hãy ghi chép lại những cụm từ mới học khi xem và nhớ học cả cách phát âm nữa nhé. Cuối cùng, các bạn chỉ cần mở sổ từ ra và ôn tập mỗi ngày cho đến khi mình sử dụng những cụm từ đó một cách nhuần nhuyễn và thuần thục.

Hãy luôn thư giãn

Trong giao tiếp, sự bình tĩnh, tự tin toát lên từ bạn sẽ luôn để lại một ấn tượng tốt hơn nhiều so với việc bạn phát âm chưa chuẩn hay sử dụng sai ngữ pháp. Vì vậy, nếu có vô tình nhầm từ hay bạn bị bí từ, đừng lo lắng, hãy hít thở thật sâu và bắt đầu lại. Nói to, rõ ràng và chậm rãi sẽ giúp bạn ngắt nghỉ đúng cách để chuẩn bị cho câu nói tiếp theo.

Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn hình thành và xây dựng được cho mình một tư duy, phản xạ nói tiếng Anh như người bản ngữ. Hãy kiên trì, bền bỉ và luyện tập thật nhiều, đây chính là chìa khóa vàng cho việc học ngoại ngữ, không chỉ tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về các khóa học tiếng Anh giao tiếp tại Trung tâm tiếng Anh GLN, hãy liên hệ Trung tâm tư vấn qua số điện thoại 094 652 1646/ 0948 666 358  để được giải đáp cụ thể và miễn phí.

Thủy Phạm

Nhận ngay học bổng
1.000.000 VNĐ khi đăng ký
kiểm tra trình độ





Call Us