Kinh nghiệm sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại London, Vương Quốc Anh

Khi nhắc đến hệ thống giao thông ở đây, chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ đến những chiếc xe bus 2 tầng màu đỏ bắt mắt cùng với hệ thống tàu điện ngầm chằng chịt. Đúng, chính xác là như vậy, nhưng nó còn lớn hơn như thế.

Transport for London (TFL) là một tổ chức trực thuộc chính phủ có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống giao thông công cộng ở London. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống giao thông công cộng ở London đang bao gồm:

  • London Underground (Tàu điện ngầm)
  • Overground (Tàu trên cao)
  • Docklands Light Railway (Tàu tự lái)
  • Rail (Tàu điện xa)
  • Trams (tàu mặt đường)
  • Bus
  • Taxi
  • Xe đạp và giao thông đường thủy.

Vậy có nghĩa là từng phương tiện công cộng đang được điều khiển chặt chẽ bởi TFL. Sau đây, GLN xin giới thiệu sơ qua về hệ thống giao thông tại London, chia ra làm 2 phần chính: Hệ thống tàu điện và Hệ thống bus.

A. Hệ thống tàu điện (Underground, Overground, DLR, Rail và Emirates Air Lines):

Hệ thống tàu điện ngầm ở London

Đây là hình ảnh của hệ thống Tube ở London hiện tại. London Underground là hệ thống vận chuyển tốc độ cao lâu đời nhất thế giới, ra đời vào năm 1863 với 7 nhà ga từ Paddington đến Farringdon. Hiện nay, hệ thống tàu đã có hơn 270 điểm dừng trên toàn hệ thống tàu điện ngầm (Tổng chiều dài trên 400 km). Bạn có thể xem sự phát triển qua thời gian của hệ thống tàu London ở video dưới đây.

Sau đây là một số điểm thú vị của hệ thống tàu điện ngậm ở London mà không phải ai cũng biết:

–     Có 3 đứa trẻ đã được sinh ra trên tàu, lần cuối cùng vào năm 2009.

–     Underground không thực sự lúc nào cũng ngầm dưới đất. Chỉ 45% quãng đường của Underground là dưới đường ngầm.

–     Waterloo là ga rộng bậc nhất tại London, khoảng cách giữa 2 tuyến tàu rất xa và phải mất ít nhất 5 đến 8 phút mới đến tuyến tàu mong muốn.

–     Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 ga tàu là giữa ga Embankment và Charing Cross, bạn chỉ mất khoảng 20 giây để tàu chạy giữa 2 ga.

–     DLR (Dockland Light Railway) là hệ thống hoạt động tự động, bạn có thể ngồi ở toa đầu tiên như một người lái tàu vậy.

–     Emirates Air Line là cáp treo nối giữa ga Royal Victoria và ga North Greenwich. Tuy nhiên, mục đích chính của mọi người đến đây để thăm quan khung cảnh tuyệt vời của vùng phía Đông London.

Bí quyết đi tàu ở London:

–     Nếu bạn đang cầm thẻ Oyster Pay-as-you-go (Loại thẻ Oyster mà bạn nạp tiền vào trước và đi bao nhiêu trả bấy nhiêu) thì đừng di chuyển bằng tàu trong giờ cao điểm. Giờ cao điểm tại London sẽ từ 6:30 đến 9:30 buổi sáng và từ 16:00 đến 19:00 buổi chiều tối. Đừng bao giờ đi tàu vào thời điểm này nếu bạn không có việc gấp vì giá vé sẽ gấp 1.5 đến 2 lần giá bình thường.

–     Đừng chuyển tàu ở ga Waterloo nếu bạn đang vội, đặc biệt vào giờ cao điểm bởi rất nhiều hành khách dừng tại đây và cấu trúc đan xen phức tạp của ga tàu này cũng khiến việc di chuyển giữa các tuyến tàu rất mất thời gian.

–     Trong một năm sẽ có vài buổi đình công của nhân viên tàu điện ngầm, vì vậy để tiện cho việc di chuyển bạn nên sử dụng kết hợp cả hệ thống xe Bus và làm quen với việc đi bộ.

–     Hãy nhường ghế của mình cho người già, phụ nữ mang thai và người khuyết tật.

–     Hãy sử dụng Citymapper (Link: https://citymapper.com/),nếu bạn không biết đọc bản đồ ở London, chỉ cần ghi điểm đầu và điểm cuối bạn muốn đến, app điện thoại này sẽ vẽ đường chuẩn xác nhất để bạn có thể đến được đích an toàn

B. Bus:

Hệ thống bus của London được cho là hệ thống lớn nhất và phức tạp nhất thế giới. Có hơn 8000 xe bus chạy liên tục 24/7 trên các tuyến đường khác nhau.

Mạng lưới xe bus tại London

Đây là bản đồ vệ tinh các tuyến đường chạy của bus tại London, các tuyến bus gần như phủ kín hết toàn bộ thành phố và thuận tiện. Vậy nên nếu bạn muốn tránh giá tiền cao khi đi Uber và tối thứ 6, hãy tìm bus để về nhà và đừng lười vào tối thứ 6. Thường thì Uber sẽ tính phí gấp đôi so với ngày bình thường.

Bí quyết để đi bus ở London:

–        Điều đầu tiên bạn phải nhớ là đừng bao giờ cố đi “chùa” – có nghĩa là bạn không chạm thẻ Oyster vào máy đọc thẻ khi bước lên xe. Bạn có thể gặp may mắn trong một ngày đẹp trời, nhưng nếu bạn gặp cảnh sát và người check thẻ trên bus và để họ bắt được, bạn sẽ bị phạt £80 và phải nộp trong 21 ngày. Nếu quá 21 ngày, bạn sẽ bị cảnh sát triệu tập đến tòa án.

–        Khi xe bus đột xuất phải dừng và tài xế yêu cầu mọi người đón xe bus khác, đừng tức giận vì đó không phải lỗi của họ. Chỉ cần bạn yêu cầu tài xế lấy “Transfer Ticket” và đưa nó cho tài xế xe tiếp theo thì bạn sẽ không mất them phí nào nữa.

–        Trong những ngày lạnh hoặc mưa, hãy sử dụng App Citymapper. Bạn sẽ biết chính xác xe bus đang ở đâu để căn thời gian ra bến bus cho dễ.

–        Các tuyến xe bus có đầu N sẽ là Night Bus (ví dụ: N47, N381, v.v), tuy nhiên số bến dừng sẽ ít hơn nên hãy kiểm tra kỹ xem điểm đến bạn muốn đi có trên lộ trình Night Bus không nhé!

Trên đây là một số thông tin và kinh nghiệm di chuyển tại London mà nhân viên và học sinh của GLN đã tích lũy được trong quá trình học tập tại đây. Chắc chắn những thông tin này sẽ rất bổ ích cho những ai muốn theo đuổi việc học tại London cũng như Vương Quốc Anh.

Nhận thêm thông tin về du học tại Vương Quốc Anh tại đây: https://gln.edu.vn/du-hoc-anh hoặc liên hệ cùng GLN Du Học:

  • Hotline: 0963 285 686

  • Email: glnsa@gln.edu.vn

  • Địa chỉ 1: Tầng 12 toà nhà Handico, Mễ Trì, Nam Từ Liêm,  Hà Nội

  • Địa chỉ 2: Tầng 8, toà nhà Coalimex, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nhận ngay học bổng
1.000.000 VNĐ khi đăng ký
kiểm tra trình độ






    [recaptcha]

    Call Us