4 bước cải thiện việc học ngôn ngữ cho bạn bằng phương pháp Feynman

Một nhà vật lý học đại tài như Richard Feynman sẽ không chỉ dạy chúng ta những kiến thức về vật lý, khối kiến thức ông mang lại cho nhân loại sẽ còn bao la và vĩ đại hơn thế rất nhiều. Và một trong số đó chính là 4 phương pháp tiếp thu kiến thức sao cho nhanh chóng và hiệu quả nhất – hay có thể tạm gọi là “Phương pháp Feynman”.

Richard Feynman là một nhà vật lý học đại tài, ông nhận giải thưởng danh giá Nobel năm 1965 cho công trình về điện động lực học lượng tử (quantum electrodynamics) cùng với hai cộng sự Julian Schwinger và Shin’ichirō Tomonaga. Bên cạnh đó, ông còn là giảng viên tại những trường Đại học danh giá như Cornell University và California Institute of Technology tại Hoa Kỳ. Ông là một trong những người có mặt trong các thử nghiệm đầu tiên của bom nguyên tử, đưa ra khái niệm công nghệ nano,…

Triết lý của ông về việc học chính là: “Thần đồng vốn dĩ không có thật. Họ chỉ là những người tìm thấy hứng thú ở lĩnh vực nhất định và học về nó.”. Phương pháp học của Feynman không đi theo những lối mòn, với khối kiến thức ông phải tiếp nhận suốt vài thập kỷ thì ông đã đúc kết ra cho mình 4 bước học tập như sau:

4 bước cải thiện việc học ngôn ngữ bằng phương pháp Feynman

Hiểu rõ điều mình muốn, và hãy viết chúng ra. 

Khi bắt đầu bất cứ một lĩnh vực nghiên cứu, học tập nào, hãy bắt đầu bằng việc bạn muốn biết điều gì và đang không biết điều gì. Sau đó hãy đặt bút viết chúng ra giấy, bằng cách này bạn sẽ tránh được sự mông lung khi bắt đầu tìm hiểu kiến thức, tránh sự lan man, lạc đường trong quá trình học, nghiên cứu.

Tự học bằng nhiều cách, đừng học “vẹt”.

Sau khi đã nắm được những nét cơ bản trong tài liệu về kiến thức bạn đang tìm hiểu, đừng cố gắng học thuộc lòng chúng một cách rập khuôn, hãy thử những cách sau:

  • Vẽ mindmap – sơ đồ cây về kiến thức – về những kiến thức vừa đọc được để ghi nhớ nhanh hơn và xem mình đã ghi nhớ được những gì, phát hiện ra những lỗ hổng.
  • Thảo luận, giảng giải lại cho bạn bè, đồng nghiệp về vấn đề, kiến thức bạn vừa tìm hiểu để có thể tìm ra những điểm có thể chính bạn còn chưa nhận ra.
  • Đăng tải kiến thức bạn vừa tiếp thu được lên những diễn đàn mạng xã hội để cùng thảo luận, bàn bạc, giúp nhớ lâu hơn, cùng phát hiện ra lỗi, sửa lỗi nếu có.

Và nếu phát hiện ra lỗi, rà soát lại ngay thôi!

Nếu bạn phát hiện ra những giải thích của mình cho vấn đề chưa thực sự thỏa đáng, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân:

  • Lỗi ở đâu?
  • Lỗi do đâu?
  • Sửa lỗi thế nào?

Và sau đó quay lại rà soát toàn bộ tài liệu cẩn thận một lần nữa để có thể phát hiện ra những điểm mình chưa nhận ra, hoặc có thể vội vàng sơ suất bỏ qua.

Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp.

Nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ có những khái niệm phức tạp và khó hiểu của riêng chúng, bởi vậy việc đọc hiểu đồng thời lược bớt – tối giản hóa khái niệm của chúng đi là một bước rất quan trọng quá trình học tập. Không những giúp bạn rút ngắn thời gian học, mà còn có thể tiếp thu kiến thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn!

Cũng giống như trong việc học ngôn ngữ, nếu biết vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả “Phương Pháp Feynman”, bạn sẽ cải thiện rất nhanh chóng trình độ tiếng Anh của bản thân cũng như tiếp thu thêm được rất nhiều kỹ năng cần thiết cho việc học ngôn ngữ của mình.

Trên đây là bài viết ““Phương pháp Feynman” – Bốn bước cải thiện việc học ngôn ngữ cho bạn.” Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin để chuẩn bị và luyện tập một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra nếu đang gặp khó khăn trong việc học ngoại ngữ, bạn có thể tham khảo các khóa học tại Trung tâm Anh ngữ GLN để có lộ trình học Tiếng Anh một cách hiệu quả nhất nhé.

Tham khảo bài viết từ Vietcetera.

Nhận ngay học bổng
1.000.000 VNĐ khi đăng ký
kiểm tra trình độ






    [recaptcha]

    Call Us