Tại Đức, từ giai đoạn phổ thông trung học, học sinh đã được định hướng nghề nghiệp và chỉ có những học sinh khá giỏi sau khi hoàn thành tốt 12-13 năm học trung học, học sinh mới được tiếp tục theo học tại các trường Đại học.
Nền giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính cách thực tiễn, lý thuyết và thực hành quan trọng như nhau. Ở đây ngành giáo dục không mang tính tập trung, tức mỗi tiểu bang có quyền quyết định về mô hình hệ thống giáo dục.
Các bộ văn hoá của 16 tiểu bang thống nhất về hệ thống giáo dục cơ bản nhưng vẫn có sự khác nhau giữa các trường và sự đào tạo tại những tiểu bang, do quyền hành chính tự lập và truyền thống văn hoá của từng vùng.
Các loại trường Đại học tại Đức
Tại Đức có 2 loại hình đào tạo Đại học khác nhau quan trọng: Universitọt (Universität, Technische Universität) và Fachhochschule (FH). Các trường Đại học Tổng hợp (Uni), Tổng hợp Kỹ thuật (TU) và Đại học Khoa học ứng dụng (FH) đều “đồng giá trị”, nhưng “khác hình thức”:
Danh sách các nhóm ngành theo Anabin
Nhóm 1:
Khảo cổ học
Lịch sử
Lịch sử Mỹ thuật
Lịch sử Âm nhạc
Triết học
Nhóm 2:
Sư phạm
Ngôn ngữ học
Triết học
Xuất bản
Ngữ văn học
Dịch thuật
Nhóm 3:
Mỹ thuật tạo hình/Tạo mẫu
Mỹ thuật
Âm nhạc
Nghệ thuật Sân khấu
Nhóm 4:
Tôn giáo học
Khoa học Thần học
Nhóm 5:
Thiên văn học
Tin học
Toán học
Vật lý
Nhóm 6:
Sinh học
Hóa sinh
Hóa học
Hóa thực phẩm
Nhóm 7:
Địa lý học
Địa chất học
Địa vật lý
Khí tượng học
Khoáng vật học
Nhóm 8:
Y học
Dược học
Nha khoa
Nhóm 9:
Nông học
Lâm học
Thú Y
Nhóm 10:
Kinh doanh và Quản trị
Chính trị học
Luật
Xã hội học
Xác xuất, Thống kê
Du lịch
Quản lý hành chính công
Dân tộc học
Kinh tế
Nhóm 11:
Kiến trúc
Xây dựng
Kỹ thuật Trắc địa
Kỹ thuật Cung ứng
Nhóm 12:
Kỹ thuật điện
Cơ khí chính xác
Các Ngành Công nghệ chế tạo máy (Kỹ thuật ô-tô, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật hàng không v. v…)