GLN Du học xin chia sẻ với các bạn sâu hơn, chi tiết hơn về các ngành học kỹ thuật tại Canada nhé. Hiện tại và trong tương lai gần chính phủ Canada vẫn thiếu hụt số lượng lớn lao động trong nhóm ngành STEM mà kỹ thuật/công nghệ/kỹ sư chính là chữ Technology và Engineering.
Từ xưa đến nay, Công nghệ & Kỹ thuật đóng góp phần rất lớn trong sự phát triển xã hội loài người, nó thật sự đã mang đến cho con người sự tiện dụng, thoải mái trong cuộc sống mà bất cứ xã hội nào cũng cần đến. Và chính nó cũng là khối ngành mà không ít các bạn học sinh đang hướng đến chọn để học tại Canada hiện nay.
Canada là một quốc gia phát triển, dẫn đầu về công nghệ kỹ thuật trong việc sử dụng công nghệ được phát triển từ những nước khác, đồng thời cũng là nhà phát minh, sáng tạo các mặt hàng công nghệ tiên tiến hằng bao thập kỷ qua. Đã có những thành tựu do người Canada phát minh từ những vật dụng đơn giản được sử dụng trong sinh hoạt đời sống hằng ngày đến những phát minh to lớn trong y tế, truyền thông, dịch vụ, ..v…v….
Kỹ thuật là khối ngành khoa học rộng lớn với nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, điện, xây dựng, cơ khí, y sinh, môi trường, khai thác, hàng không vũ trụ, máy tính, mỏ, địa chất, dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp… Sinh viên có thể lựa chọn để có kiến thức ứng dụng vào cuộc sống, để tham gia vào thị trường lao động rộng mở, để mở lối cho con đường tương lai phía trước của mình.
Có một số thứ bạn cần tham khảo, vì tại Canada nhiều ngành nghề được quản lý nên khi bắt đầu tham gia vào thị trường lao động tại đây bạn cần có giấy phép hoặc giấy chứng nhận, được đăng ký với cơ quan quản lý thích hợp ở từng tỉnh bang.
Ví dụ tại tỉnh bang Ontario (cũng là tỉnh bang lớn nhất của Canada):
* Các kỹ thuật viên, thợ sửa chữa đang được quản lý bởi Cao Đẳng Nghề (Ontario College of Trades – OCOT) (tuy nhiên chính phủ đang cập nhật lại hệ thống và sẽ thay đổi trong thời gian sớm)
* Kỹ thuật viên, chuyên viên công nghệ kỹ thuật được chứng nhận bởi Hiệp Hội Kỹ Thuật Viên & Chuyên viên Công nghệ Kỹ thuật bang Ontario (Ontario Association of Certified Engineering Technicians & Technologists – OACETT)
* Để trở thành một Kỹ sư chuyên nghiệp (P.Eng.) cần được chứng nhận, cấp phép bởi Cơ Quan Quản Lý Kỹ Thuật Chuyên Nghiệp tỉnh bang Ontario (Professional Engineers Ontario – PEO).
* Để được phép làm viêc trên tất cả các tỉnh bang và vùng lãnh thổ ở Canada (tùy từng ngành nghề), cần tham gia kỳ thi lấy Chứng Thực Con Dấu Đỏ (Red Seal Endorsement), tất nhiên bạn đã được cấp phép chứng nhận của tỉnh bang đang sống và làm việc trước khi tham gia kỳ thi này. Đây là tiêu chuẩn xác nhận năng lực và trình độ của nhân viên trong ngành nghề mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.
Vậy khi chuẩn bị làm hồ sơ du học, sinh viên cần hiểu kỹ hơn về các ngành học liên quan như dưới đây nhé!
Các nhóm ngành: Nhìn chung trong khối ngành công nghệ kỹ thuật sẽ có 4 nhóm.
Thợ (Technique); Kỹ thuật viên(Technician); Công nghệ Kỹ thuật (Engineering Technology) và Kỹ sư(Engineer), mỗi nhóm đều có kiến thức và kỹ năng riêng theo yêu cầu của ngành.
Điều này có thể không giống với nhiều quốc gia khác khi một người đang hành nghề ở vị trí kỹ sư tại nước mình sẽ được coi là một kỹ thuật viên hoặc một chuyên viên công nghệ kỹ thuật tại Canada.
Vậy cụ thể hơn về 4 nhóm học này như thế nào?
– Thợ (Technique): được trang bị tốt về phương pháp, kỹ năng để làm công việc cụ thể, thực tế liên quan đến kỹ thuật với độ chính xác, cẩn thận.
Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo 1 năm, người thợ có thể tự làm những thứ cơ bản và có thể tiếp tục học chuyên sâu hơn.
– Kỹ thuật viên(Technician): thường được tuyển dụng trong các công việc dịch vụ, liên quan đến lắp đặt thiết bị, khắc phục sự cố, sửa chữa, đo lường, bảo trì, sản xuất hoặc vận hành.
Nếu có kỹ năng và kiến thức tốt, một kỹ thuật viên trung bình có thể nhận mức lương khoảng 60,000 CAD/ năm.
Các chương trình đào tạo Kỹ thuật viên thường là các chương trình cấp bằng Cao đẳng 2 năm. Toàn bộ chương trình tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật nghiệp vụ và mang tính thực tiễn rất cao.
– Chuyên viên Công nghệ Kỹ thuật (Engineering Technologist) được đào tạo và tốt nghiệp từ các chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật. Chương trình học thường kéo dài 3-4 năm và cấp bằng Cao đẳng nâng cao. Họ có thể được tuyển dụng và làm các công việc như một kỹ sư trong dự án, tuy nhiên cần đi cùng là một kỹ sư chuyên nghiệp trong dự án đó.
Mức lương trung bình khoảng từ 60,000 CAD/ năm đến hơn 75,000 CAD/ năm.
Đa số các lớp học công nghệ kỹ thuật đều gắn liền với việc thực hành trong phòng lab, tham gia các dự án nơi học sinh có thể áp dụng những gì được học vào máy móc thực tế.
Các chương trình công nghệ kỹ thuật yêu cầu học sinh phải có thế mạnh về môn toán và vật lý.
– Kỹ sư (Engineer): nghiêng về khía cạnh lý thuyết của khoa học, toán học và kỹ thuật.
Có vai trò phụ trách dự án, lên kế hoạch, thiết kế các thiết bị, hệ thống phức tạp, đòi hỏi có khả năng phân tích toán học chuyên sâu.
Một kỹ sư lành nghề, thường có mức lương trung bình là 75,000 CAD/ năm, mức lương tối đa có thể lên tới hơn 120,000 CAD/ năm.
Tuy nhiên để có được tên gọi là kỹ sư chuyên nghiệp (P. Eng) hay (P. Ing) – đây là ký hiệu trên giấy phép hành nghề kỹ sư ở Canada được sự chấp thuận của hiệp hội kỹ sư tỉnh bang – là người có thể chịu trách nhiệm về công việc kỹ thuật mình làm cho sự phát triển của xã hội, thì cần nộp đơn xin với một số điều kiện cơ bản (tùy từng tỉnh bang), như:
– Tốt nghiệp và có bằng cấp từ một chương trình kỹ thuật được Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật Canada công nhận (Canadian Engineering Accreditation Board – CEAB) hoặc có bằng cấp tương đương.
– Có kinh nghiệm làm việc trong ngành kỹ thuật tại tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ nơi đang nộp đơn xin giấy phép.
– Vượt qua kỳ thi Thực hành Nghề nghiệp Quốc Gia (The National Professional Practice Examination – NPPE), kiểm tra kiến thức về các luật ảnh hưởng đến nghề kỹ sư, các tiêu chuẩn đạo đức, nghề nghiệp mà mình phải chịu trách nhiệm và các chủ đề khác như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền.
– Có nhân cách tốt.
– Có khả năng làm việc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, tùy thuộc vào tỉnh hoặc vùng lãnh thổ nộp đơn xin cấp phép.
Triển vọng nghề nghiệp tại vùng Niagara
Hầu hết mọi người chỉ nghe đến Niagara là một địa danh nổi tiếng về du lịch có thác nước tuyệt đẹp là di sản thế giới mà ít biết giáo dục hay cơ hội định cư ở đây cũng rất đáng để chúng ta quan tâm. Hiện nay, đất nước Canada cần nhiều lao động có tay nghề vì phần lớn lao động ở nước này đang già đi và đến tuổi nghỉ hưu. Chính phủ Canada cũng đã mở các chương trình thu hút học sinh cũng như lao động từ các nước. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn đang trông chờ những người trẻ tuổi được đào tạo, tốt nghiệp tại Canada để đáp ứng tiêu chuẩn của ngành.
Vùng Niagara – một trong những trung tâm sản xuất của tỉnh bang Ontario – nơi mà nhóm ngành công nghệ kỹ thuật có đóng góp lớn nhất cho tổng GDP của khu vực.
Tại vùng Niagara khối ngành Công nghệ Kỹ thuật đang nằm trong top 5 những ngành nghề cần nhiều lao động – một thị trường việc làm đang phát triển, nơi hấp dẫn bởi chất lượng cuộc sống tốt, chi phí sinh hoạt hợp lý đã thu hút nhiều nhà sản xuất thuộc các lĩnh vực khác nhau như kim loại chế tạo, sản xuất máy móc, ô tô, nội thất, thực phẩm, đồ uống, v..v..
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường việc làm rộng mở, sinh viên tốt nghiệp các chương trình thuộc nhóm Công nghệ Kỹ thuật sẽ không bao giờ lo ngành học hết “hot”.
Sinh viên có thể tìm cơ hội việc làm tại các công ty, nhà sản xuất được đặt tại khu vực Niagara, điển hình như:
– Airbus Helicopters: nhà sản xuất trực thăng số 1 thế giới
– Bosch Rexroth Canada: chuyên gia hàng đầu về công nghệ truyền động và điều khiển, cung cấp thiết bị công nghiệp
– BVGlazing Systems: công ty hàng đầu tại thị trường Bắc Mỹ về thiết kế, sản xuất và lắp đặt tường cửa sổ, tường rèm và lan can cho ngành xây dựng.
– General Electric: cung cấp các dịch vụ xây dựng và kỹ thuật (thiết bị, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện và các sản phẩm cho gia đình, văn phòng, nhà máy và cơ sở bán lẻ).
– General Motors: nhà lắp ráp sản xuất ô tô, xe tải, động cơ và linh kiện.
– Jungbunzlauer: Sản xuất hóa chất công nghiệp
– THK – The Mark of Linear Motion: công ty của Nhật Bản cung cấp các phần tử máy, mô-đun và giải pháp trong lĩnh vực cơ khí, robot và tự động hóa.
– TIW Steel Platework Inc.: công ty chuyên về thiết kế, kỹ thuật, chế tạo, xây dựng và bảo trì các bồn chứa, bình áp lực và khối cầu được lắp dựng tại hiện trường.
– Welded Tube: nhà sản xuất thép, đường ống đa dạng của Canada với năng lực sản xuất hàng năm là 700.000 tấn.
– Và còn nhiều công ty khác…
Công nghệ kỹ thuật đã có bước tiến rất xa đối với đời sống xã hội ở Canada, nhận thấy tầm quan trọng của khối ngành này nên hầu như tất cả các trường sau trung học ở Canada đều đào tạo và giảng dạy.
Tại trường Niagara College, sinh viên có thể lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, điều kiện và ước muốn của mình trong khối ngành kỹ thuật với các cấp học như sau:
* Cao Đẳng nâng cao (3 năm)
– Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng(Quản lý Xây dựng) – Construction Engineering Technology (Construction Management) https://www.niagaracollege.ca/technology/program/construction-engineering-technology/
– Công nghệ Kỹ thuật Điện – Electrical Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electrical-engineering-technology/
– Công nghệ Kỹ thuật Điện tử – Electronics Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electronics-engineering-technology/
– Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí – Mechanical Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/mechanical-engineering-technology/
– Công nghệ Kỹ thuật Quang tử (Laser) – Photonics (Laser) Engineering Technology https://www.niagaracollege.ca/technology/program/photonics-engineering-technology/
* Cao đẳng (2 năm)
– Kỹ thuật viên Mộc và Cải tạo Tân trang – Carpentry and Renovation Technician https://www.niagaracollege.ca/trades/program/carpentry-renovation-technician/
– Kỹ thuật viên xây dựng – Civil Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/civil-engineering/
– Kỹ thuật viên máy tính – Computer Engineering Technician
https://www.niagaracollege.ca/technology/program/computer-engineering/
– Kỹ thuật viên Điện – Electrical Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electrical-engineering-technician/
– Kỹ thuật viên Điện tử – Electronics Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/electronics-engineering-technician/
– Kỹ thuật viên Cơ khí – Mechanical Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/mechanical-engineering-technician/
– Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô – Motive Power Technician – Automotive https://www.niagaracollege.ca/trades/program/motive-power-automotive/
– Kỹ thuật viên Quang tử (Laser) – Photonics (Laser) Engineering Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/photonics-engineering-technician/
– Kỹ thuật viên tái tạo năng lương – Renewable Energies Technician https://www.niagaracollege.ca/technology/program/renewable-energies-technician/
– Kỹ thuật viên hàn – Welding Technician https://www.niagaracollege.ca/trades/program/welding-technician/
* Chứng chỉ 1 năm
– Kỹ thuật Mộc và Tân trang Cải tạo – Carpentry and Renovation Techniques https://www.niagaracollege.ca/trades/program/carpentry-renovation-techniques/
– Kỹ thuật Điện – Electrical Techniques https://www.niagaracollege.ca/trades/program/electrical-techniques/
– Kỹ thuật cơ khí (Thợ máy) – Mechanical Techniques (General Machinist) https://www.niagaracollege.ca/trades/program/general-machinist/
– Kỹ thuật hàn – Welding Techniques
https://www.niagaracollege.ca/trades/program/welding-techniques/
Sinh viên sau khi tốt nghiệp trong các khối ngành về công nghệ kỹ thuật đều có việc làm tốt và có cơ hội thành công bởi sự cần thiết của ngành nghề này trong đời sống là rất cao, trong đó các ngành được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng nhiều nhất gồm kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện.
Hy vọng với tính cách và sở thích của mình, các bạn sinh viên sẽ chọn được ngành học phù hợp. Để được tư vấn nghề nghiệp, lộ trình từ khi có sự quan tâm tới Canada tới khi làm hồ sơ du học, định cư thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại các cơ sở của GLN và JOLO.
Nguồn: Niagara College
#duhoccanada #dinhcucanada #duhocnghecanada #caodangcanada #glnduhoc
► Địa chỉ 1: Tầng 8, tòa nhà Coalimex, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
► Địa chỉ 2: Tầng 12, toà nhà Handico, Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
► Hotline: 0963 285 686 – glnsa@gln.edu.vn